Như mọi người mẹ,ịchvụthuêmẹchosinhviênxanhàlịch ngoại hạng anh Mindy Horwitz giúp Emma Feirstein chuyển đến ký túc xá đại học, tìm vị trí thực tập và đưa cô ra ngoài ăn khi có một ngày tồi tệ. Thế nhưng, hai người họ không có mối quan hệ huyết thống.
Mindy, 53 tuổi, là mẹ đơn thân và nhân viên công tác xã hội trước khi mở dịch vụ chăm sóc sinh viên sống xa nhà có tên là mindyKnows. Với 450 USD mỗi năm, cùng một số khoản phí khác, cô đảm nhận nhiều công việc của một người mẹ ruột.
Nhận thấy nhu cầu thuê mẹ nuôi ngày càng cao, cô đã mở rộng hoạt động kinh doanh từ Đại học Washington ở St.Louis đến Đại học Northwestern, Đại học Skidmore, Đại học Hartford và tuyển người dân địa phương "có bản năng làm mẹ" vào làm việc.
Ngành dịch vụ này trở nên phổ biến hơn kể từ đại dịch Covid-19, khi nhiều phụ huynh không thể đến thăm con cái đi học ở xa. Công việc của các mẹ nuôi gồm giao nhận thuốc, lắp ráp đồ đạc, đưa đón sân bay và đi cùng khách hàng đến các buổi hẹn khám bệnh.
"Sinh viên có thể gọi Uber, DoorDash, TaskRabbit hay Instacart để nhận sự giúp đỡ tương tự, nhưng chúng tôi làm thế với nhiều tình yêu hơn", cô Mindy nói.
Các dịch vụ tương tự nổi lên, xuất hiện gần các trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Dịch vụ Hỗ trợ sinh viên, có trụ sở tại Boston, tính phí 10.000 USD cho mỗi năm học và không nhận quá 30 khách hàng. Tammy Kumin cùng đối tác bắt đầu công việc này 30 năm trước, chủ yếu phục vụ sinh viên nước ngoài tại các trường nội trú ở Boston. Năm nay, khoảng 75% khách hàng của bà là sinh viên các trường Northeastern, Havard và Suffolk.
Trước khi năm học bắt đầu, công ty sẽ sắm đồ đạc theo màu sắc yêu thích của sinh viên để tân trang phòng ký túc xá, thậm chí còn giặt giũ, là phẳng ga giường. Dịch vụ bao gồm cả việc cố vấn học tập cho sinh viên, từ làm các thủ tục nhập học cho đến lựa chọn giảng viên và môn học.
Ngoài ra, mỗi tháng, bà Tammy tổ chức các buổi tụ họp với nhiều hoạt động như xem phim, chơi thể thao và ăn tối. "Chúng tôi trở thành một gia đình ở đây", bà chia sẻ.
Dù vậy, Joelle Renstrom, giảng viên cao cấp ở Đại học Boston, không đồng tình với sự phổ biến của dịch vụ thuê mẹ nuôi. Theo bà, thực tế này cho thấy các phụ huynh đang quá bao bọc mà không để con có cơ hội đối mặt với thách thức và nỗi sợ. Đây là những điều đó giúp hình thành tính tự lập và rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng tổ chức, trí tuệ cảm xúc, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
"Sinh viên không cần ai đó đến giặt đồ hay mua sắm cho họ. Thay vào đó, họ nên tự tìm cách dùng xu để giặt đồ, nấu cả bữa ăn dùng một chiếc nồi hay đặt ba lần báo thức khi có tiết học sớm", cô nói.
Cô Joelle cũng cho rằng một số công ty đang cung cấp dịch vụ trùng lặp với các trường đại học, ví dụ như dạy kèm hay giúp đỡ lựa chọn môn học.
"Sinh viên có thể sử dụng các dịch vụ chính thức của trường, thông thường là miễn phí, và rõ ràng điều này thích hợp hơn khi các em cần chọn môn bằng kép hay gặp một số vướng mắc cụ thể về bài tập", cô khuyên.
Phương Anh(Theo World Street Journal, CNN)